-
- Tổng tiền thanh toán:
Điếu ngải cứu – Năng lực và tác hại
Tác giả: CÔNG TY TNHH THẢO DƯỢC JIVAKA Ngày đăng: 12/04/2021
Bệnh do lạnh gây ra thì phải đuổi khí lạnh đó đi. Đó là nguyên lý chữa bệnh. Làm cho ấm cho nóng để đánh tan khí lạnh có 2 giải pháp: thuốc và hơ ngải cứu. Thuốc có rất nhiều nào là Phụ-tử, Quế, Khương….vv. Nhưng có nhiều bệnh nhân đã được điều trị bằng phương thang (thuốc Bắc,Nam), nhìn toa thuốc thấy rất hợp với lý của bệnh mà bệnh vẫn không khỏi…..kỳ lạ thiệt. Việc này xin để quý Đông Y Sĩ suy xét.
Ở đây tôi chỉ bàn về điếu ngải cứu trong việc hơ nóng để chữa các bệnh do lạnh gây ra.
ngải cứu rất quen thuộc với người phương Đông: Ăn, đắp, chườm, uống nước sắc và đốt nóng áp vào da là các biện pháp thường được dùng để chữa bệnh. ngải cứu tỏ ra rất hữu hiệu trong những bệnh do lạnh.
Trong thời gian qua các anh chị em học Diện Chẩn và sử dụng điếu ngải cứu để chữa bệnh đã gặt hái nhiều thành công có khi là thần kỳ. Nhưng cũng không ít lần thất bại mà không hiểu vì sao, mặc dù khi trị thì ngay tức thời BN dễ chịu, sảng khoái ngay. Thậm chí có khi bệnh tăng lên dần….. và các bạn bị rối. Bệnh nhân biến mất, không kịp tạo cơ hội cho các bạn sữa chữa.
A. KHỞI ĐẦU
Năm 1988, trước khi đi Cuba, thầy Châu bắt đầu nghiên cứu dùng nhiệt tác động các huyệt trên mặt. Tôi là người đầu tiên được ông tiết lộ và chứng kiến việc này. Lúc đó, ông dùng điếu thuốc lá. Nhưng sau khi đã có một vài ca có kết quả tốt, ông bảo tôi tìm cách quấn ngải cứu giống như điếu thuốc lá để dùng. Tôi đi mua một bàn vấn thuốc lá, giấy quyến và ngải cứu xay. Hì hục vài lần rồi cũng vấn được điếu ngải để dùng. Thế là dần dần kỹ thuật hơ ngải cứu trong Diện Chẩn-ĐKLP được hình thành. Nhưng chưa kết luận được gì nhiều thì thầy Châu phải lên đường sang Cuba theo lời mời của họ. Ông giao tôi nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu và phổ biến, yêu cầu các thầy cô cộng tác viên trong Trung tâm Diện Chẩn-ĐKLP áp dụng.
Ngay khi biết chúng tôi dùng ngải cứu hơ huyệt trên mặt, hầu hết các cộng tác viên đều phản đối. Phản đối mạnh mẽ nhất là anh Hình Ích Viễn, Đào Trường Khánh. Vì hai vị này đều là dân Đông-y lâu năm. Anh Viễn là nghề gia truyền, anh Khánh thì đã biết đã dùng châm cứu 20 năm trước khi gia nhập nhóm Diện Chẩn. Hai vị đưa ra ý kiến: cấm cứu huyệt trên mặt, việc này có ghi trong các y văn Châm cứu. Lý do mặt là nơi tụ hội Dương khí, nếu cứu vùng mặt rất dễ gây thoát Dương. Lý này thầy Châu và tôi cũng biết. Ai đã từng học về Đông y hay châm cứu đều biết. Phần tôi, sau khi chứng kiến vài ca bệnh được hơ ngải có hiệu quả rõ rệt, tôi tin rằng thầy Châu đang đúng hướng. Và tôi ũng hộ hết mình…hihi.
Nhưng với anh Viễn, tôi là học trò về Đông y của anh; với anh Khánh tôi lại là đàn em xa lắc từ tuổi đời đến tuổi nghề….thuyết phục hai vị này không dễ chút nào. Thầy Châu lại giao nhiệm vụ mà tôi biết là khá quan trọng để phát triển các kỹ thuật chữa bệnh của môn phái.Nhưng thoạt đầu lúc ấy tôi không đủ kiến thức và lý luận để thuyết phục các vị. Tôi đành tự nghiên cứu tiếp trên BN của mình để xác minh giá trị kỹ thuật mới này. Sau một thời gian ngắn,khi xác định được rồi tôi bèn lân la “cù rũ” các anh chị em khác nhưng ai cũng lắc đầu vì thấy hai vị kia chưa ũng hộ. Tôi bèn đổi chiến thuật, tấn công thẳng vào hai vị đầu đàn về Đông y của nhóm.
Trước hết tôi chọn anh Khánh vì anh dễ tính hơn…..hihihi. Tôi lân la qua ca làm việc của anh Khánh (5g-7g chiều thứ 3-5-7). Ngồi bên cạnh xem, lựa ca nào có vẽ ù lì không chuyển biến, tôi đề nghị anh cho phép tôi hơ nóng cho BN. Thế là, trước những thành công cụ thể đó, anh Khánh cũng bắt đầu ũng hộ việc hơ nóng huyệt trên mặt. Và các anh chị em khác cũng lục tục theo sau. Vì trước đó, các CTV chỉ nghe thầy Châu và tôi trình bày trong buổi họp chuyên môn mà không chứng kiến trực tiếp chúng tôi làm ra sao, hiệu quả như thế nào. Chỉ còn anh Viễn là cương quyết không dùng kỹ thuật mới này. Tôi đành chịu thua anh, sư phụ mà………hihi.
Khi thầy Châu từ Cuba về -cuối năm 1988, vấn đề đầu tiên ông hỏi tôi là việc phát triển ngải cứu tới đâu (lúc ấy tôi đang là trợ lý cho ông). Sau khi nghe tôi báo cáo, Ông cười “vậy cũng được rồi, Viễn giỏi Đông y nhưng rất bảo thủ…kệ nó, từ từ rồi nó cũng thay đổi”. Ấy vậy mà mãi đến năm 1992, sau khi từ Nga về tôi báo cáo những ca bệnh thành công đặc sắc nhờ ngải cứu ở Nga, “thầy Viễn” của tôi mới chịu dùng ngải cứu hơ các huyệt trên mặt cho BN nhưng rất hạn chế. Anh luôn nhắc nhở tôi việc phải cẩn thận trong kỹ thuật này. Việc này mãi sau rồi tôi cũng chứng nghiệm.
B. DIỄN BIẾN.
Rốt cuộc, trong kỹ thuật hơ ngải, tôi có hai vị sư phụ. Mỗi người một kiểu, ai cũng đúng cả và tôi may mắn tiếp thu được tinh hoa của cả hai vị. Nhưng cái tinh hoa của anh Viễn thì đến năm 1992 tôi mới nhận ra được trên thực tế lâm sàng lần đầu tiên từ một ca viêm đa xoang.
Năm 1988, khi thầy Châu từ Cuba trở về, tôi nhận nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh về mũi, xoang. Sau 2 năm, tôi tìm ra cách chữa mũi và xoang đạt hiệu quả cao. Về mũi thì còn có thất bại khi gặp viêm mũi dạng nghẹt (có polyp). Nhưng về xoang thì bách chiến bách thắng (lúc đó tôi nghĩ vậy) nhờ điếu ngải cứu, kể cả viêm đa xoang. Nhất là khi đi Nga làm việc, điếu ngải đưa đến cho tôi những thành công thần kỳ khiến tôi lại càng mê điếu ngải và quên bẵng dặn dò của thầy Viễn.
Sau khi ở Nga về 1992, tôi nhận một BN nữ viêm đa xoang, đã lâu năm, là thân chủ thường xuyên của Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM,phải súc xoang và uống kháng sinh liên tục từng đợt. Hơ lần đầu xong BN cảm
thấy dễ chịu, phấn khởi. Lần thứ nhì, vừa ngồi xuống cô nói “em nghe danh thầy chữa viêm xoang rất giỏi, nhưng sao trị xong về nhà, đầu em lại đau hơn? Hay là bệnh chuyển phải không thầy?”. Hiện tượng này đôi khi cũng có trong lâm sàng, nên tôi an ủi cô “có lẻ vậy, bình tỉnh đi, sẽ khỏi thôi”. Nhưng tôi cũng thắc mắc vì đây là lần đầu tiên bị phản tác dụng. Tôi nghĩ rằng có lẻ mình chưa mạnh tay, thế là tăng liều. Điều trị xong, cô cho biết không giãm đau chút nào mà có vẽ còn tăng lên. Tôi ngạc nhiên và bắt đầu bối rối. Lần thứ ba cô trở lại, cô khóc “không biết sao, từ khi chữa ở thầy đầu em ngày càng đau, chắc em lại phải đi BV thôi, thầy nghĩ sao?”. Tôi đành tuyên bố đầu hàng bệnh của cô và khuyên cô đi BV như cô tỏ ý. Lòng tôi đầy thắc mắc mà không tìm ra giải đáp.
Một thời gian ngắn sau đó, tôi đọc được một bài viết về viêm xoang, đề cập đến viêm xoang mũ là một thể đặc biệt nặng trong viêm xoang. Tôi vở lẻ. Thế là tôi hại cô ấy mà không biết, tôi đau lòng và ân hận lắm (vì cái dốt của mình) nhưng không thể nào khắc phục được sai lầm của mình vì không liên lạc được với cô. Lại càng buồn hơn khi cô là BN rất nghiêm túc khi trở lại lần thứ ba để thông báo bệnh trạng và xin ý kiến của tôi. Hiếm có ai chịu khó trở lại khi không có kết quả như cô. Thế là tôi còn phải mang ơn cô vì nhờ cô mà tôi biết nghiên cứu của mình còn lổ hổng. Và nhờ đó mà lời dặn dò của thầy Viễn mới in sâu trong lòng tôi được cho đến bây giờ. Vì thường thì BN biến mất sau vài lần điều trị, có khi chỉ sau lần điều trị đầu tiên mặc dù được người thân giới thiệu đến tôi.
Sau đó, cuối năm 1992, tôi lại nhận một ca tương tự. Lần này, tôi không dám hơ nóng nữa mà chỉ dùng dầu để trị. Thoạt đầu bệnh giãm nhanh, nhưng sau đó bệnh lại dừng và có chiều hướng tăng lên lại. Nhờ kinh nghiệm và tôn trọng nguyên tắc chẩn đoán về hàn nhiệt, tôi khám phá ra rằng cô BN thứ hai này viêm xoang với cả hai thể hàn và nhiệt. Tôi đổi kỹ thuật, thế là thành công hoàn toàn. Từ đó tôi không bao giờ dùng ngải cứu trong viêm xoang và không còn bị thất bại ê chề như xưa. Trị VX như thế nào, bạn đọc hãy tìm đọc trong Blog này nhé.
Chưa hết, thỉnh thoảng tôi lại gặp hiện tượng xấu khi dùng ngải cứu mà không suy xét cẩn thận. Đó là các hiện tượng; khô người khát nước, mất ngũ, chán ăn, tăng huyết áp, táo bón, ra mồ hôi nhiều hơn, mệt mỏi bứt rứt, đau nhức hơn, hiện tượng viêm tăng lên….vv….
C. LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG
Sức nóng là nhiệt năng, làm tan khí lạnh, làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích thần kinh hoạt động mạnh hơn giúp các tổ chức do nó điều khiển phát huy tối đa chức năng. Là nhiệt năng nên tăng sinh lực cho cơ thể bằng cách biến đổi sang các dạng năng lượng khác (điện năng,hóa năng, từ năng…cần thiết, dĩ nhiên là không quá liều).Đó là năng lực của ngải cứu.
Sức nóng làm khô vật chất, trong cơ thể thì còn làm hao huyết-dịch. Đó là mặt trái của ngải cứu.
Vì thế, khi xoang có mũ, ta hơ nóng sẽ khiến mũ bị khô lại cô đặc hơn khó lòng tan được. Thần kinh lại được kích hoạt tăng cường nên tăng cảm giác đau.
Vì thế, với các bệnh ở gân càng hơ gân lại càng khô cứng khiến vận động khó khăn hơn vì gân là tổ chức có nhiều dây thần kinh mà mạch máu lại ít, việc dinh dưỡng khá khó khăn. Tuy rằng khi mới hơ xong, khớp có vẻ mạnh hơn lên nhờ thần kinh được kích hoạt, BN có thể có cảm giác dễ chịu hơn ngay lúc đó, nhưng đó chỉ là cảm giác chớ chưa chắc là có hiệu quả điều trị. Hiệu quả điều trị chỉ được nhận định đúng sau khi bệnh giãm kèm theo cảm giác dễ chịu.
Vì thế với các dạng u xơ, u bướu thể cứng càng hơ nó lại càng cứng hơn. Mặc dù, sau vài lần điều trị, khối u nhỏ đi. Nhưng một khối u bao giờ cũng gây bế tắc quanh nó khiến khối u to hơn trên hình ảnh siêu âm hay CT,MRI. Khi hơ nóng, các bế tắc xung quanh được giải tỏa nhưng cục nhân thì không đổi và còn có thể cứng hơn nữa. Vì thế, mới trị thời gian ngắn, thấy hình ảnh khối u nhỏ lại không có nghĩa là trị được khối u. Tương đối, hơ ngải thích hợp với các u-nang, nhưng dùng dầu vẫn đạt hiệu quả mà an toàn hơn, vì nang không chỉ chứa nước thuần túy. Nang chứa huyết tương gồm nước và các sinh chất khác, nước chỉ là dung môi cho nhiều chất hòa tan có trong huyết tương. Nước khô đi thì các chất kia cũng cô đặc lại. Vì vậy mà tôi dùng chữ tương đối.
D. KẾT LUẬN
Hơ ngải cứu rất tuyệt vời, rõ ràng với những trường hợp nhiễm lạnh nặng, không dùng điếu ngải là không xong, nhưng xin hãy để ý đến mặt trái của kỹ thuật này.